RSS

Monthly Archives: Tháng Năm 2012

Hình ảnh

Bán khống là gì?

Bán khống (short sales) là việc bán chứng khoán mà người bán không sở hữu mà thay vào đó, người bán đi vay chứng khoán hoặc có đảm bảo chứng khoán có thể vay được để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua lại và trả lại chứng khoán đó khi giá chứng khoán giảm.

Bán khống

 Khi tiến hành mua lại, có hai trường hợp xảy ra:
  • Giá chứng khoán giảm: Nhà giao dịch đã mua lại được khối lượng chứng khoán đã vay để bán với giá thấp hơn giá đã bán và kiếm được lợi nhuận sau khi hoàn trả khối lượng chứng khoán đã bán trước đó.
  • Giá chứng khoán tăng: Nhà giao dịch bị lỗ vì phải mua lại chứng khoán với giá cao hơn để hoàn trả lại khối lượng chứng khoán đã vay để bán (tức nhà đầu tư đã vay và bán chứng khoán ở mức giá thấp trong khi phải mua lại để hoàn trả ở mức giá cao).

Trong thực tế, việc bán khống không phải chỉ được thực hiện bởi chính người đi vay chứng khoán để bán khống (covered shorts), mà có nhiều trường hợp việc bán khống được thực hiện bởi những đối tượng khác mà người bán không hề biết về việc đi vay,bán và chuyển giao chứng khoán đã bán khống (naked shorts) trên tài khoản của mình. Trường hợp này có thể xảy ra từ sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật về chứng khoán cũng như những khác biệt trong hệ thống giao dịch và đa phần được coi là bất hợp pháp.

Hoạt động bán khống có thể có những lợi ích sau đây:

  • Giúp nhà đầu tư tạo lợi nhuận từ việc dự báo đúng giá chứng khoán giảm.
  • Giúp cho các nhà tạo lập thị trường có thể đáp ứng các nhu cầu mua của khách hàng đối với các chứng khoán mà nhà tạo lập thị trường hiện chưa sở hữu.
  • Khuyến khích giao dịch phòng ngừa rủi ro.

Tuy vậy, với khả năng giao dịch bán khống không có đảm bảo như trên, những mặt hạn chế rõ nhất của hoạt động này là:

  • Gia tăng sức ép bán ra đối với chứng khoán, từ đó có thể gây hỗn loạn thị trường.
  • Ước đoán giảm giá có thể tạo cơ hội thao túng thị trường.

Tại các nước, bán khống được điều chỉnh theo các quan điểm quản lý khác nhau:

  • Cho phép bán khống (ví dụ thị trường Mỹ, Nhật, Singapore): Các nước này cho rằng bán khống làm tăng tính thanh khoản và giúp định giá lại các cổ phiếu vốn đã bị đánh giá quá cao; đồng thời giúp phát triển các giao dịch phòng ngừa rủi ro và đầu cơ hưởng chênh lệch giá (tăng tính hấp dẫn). Mặt khác, những nước này cho rằng rào cản chi phí lớn (bao gồm chi phí chịu rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra nếu ước đoán giá giảm không xảy ra cộng với chi phí đi vay chứng khoán) sẽ khiến cho ý đồ thao túng thị trường không còn khả thi và vì thế không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những nước áp dụng mô hình này thường không cho phép bán khống khi giao dịch chứng khoán trên thị trường có biểu hiện hỗn loạn.
  • Cấm bán khống hoặc cho phép có mức độ (ví dụ thị trường Úc, Hồng Kông): Các nước theo quan điểm này nhìn chung không cho phép giao dịch bán khống chứng khoán hoặc cho phép bán khống nhưng chỉ trong phạm vi các chứng khoán có tính thanh khoản cao và với một tỷ lệ bán khống hạn chế (ví dụ không quá 10%) so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành, và không cho phép thực hiện bán khống trong thời gian đang tiến hành thủ tục thâu tóm doanh nghiệp.
  • Không có quy định cụ thể về bán khống (ví dụ thị trường chứng khoán Anh, Đức): Cơ quan quản lý thị trường không có quy định nào về hành vi bán khống, đồng nghĩa với việc không có hạn chế gì đối với việc bán khống cũng như không yêu cầu phải công bố thông tin về bán khống.

Khác với nhóm quan điểm trên, mặc dù trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa có quy định về nghiệp vụ bán khống, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc cho phép thực hiện giao dịch bán khống. Để thực hiện việc bán khống đòi hỏi phải có những quy định chi tiết, cụ thể nhằm tránh những rủi ro cho thị trường.

Nguồn tin: Sưu tầm
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Năm 21, 2012 in Uncategorized

 

Nhãn:

Đầu cơ chứng khoán bắt đầu rủi ro

Nhà đầu tư sẽ bị mất phương hướng khi hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng được tái diễn một cách công phu và kiên nhẫn, lúc lại bán khống cổ phiếu để đánh xuống..
Ảnh

 

Thị trường nhiều khả năng sẽ “bò” từ từ và đầy kiên nhẫn. Đó cũng là bối cảnh mà những nhóm cổ phiếu đầu cơ sẽ trở nên vô cùng thịnh hành, kèm theo vô số rủi ro cho các nhà đầu tư ngây thơ.

Chứng khoán không dành cho những người yếu tim. Trong lịch sử vận động của thị trường từ năm 2001 đến nay, có lẽ giai đoạn sóng tăng vừa qua mang tính tiêu biểu về thử thách lòng quả cảm của nhà đầu tư. Liên tục các phiên tăng giảm xen kẽ, trong đó không thiếu những phiên dao động với biên độ khá mạnh, càng không thiếu hình thái bulltrap hay beartrap.

Có đến ít nhất hai phần ba số phiên giao dịch mang màu sắc rất khó chịu đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi thì hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng được tái diễn một cách công phu và kiên nhẫn, lúc lại bán khống cổ phiếu để đánh xuống, và đặc biệt có những chuỗi phiên lao dốc không vì lý do nào xác đáng.

Trong bối cảnh đó, ngay cả những người lướt sóng chuyên nghiệp cũng trở nên mờ mịt. Chứng khoán cũng vì thế mà hàm chứa biết bao rủi ro. Nếu vào sóng tăng đầu tiên, những rủi ro như thế có thể “thông cảm” được do lời lãi chưa bao nhiêu, thì đến lúc này, khi mức tăng trưởng của thị trường đã vượt trên tỷ lệ lợi nhuận bình quân của nhà đầu tư nhỏ lẻ, có thể hiểu là mức rủi ro cũng đang tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, cần xác định là rủi ro sẽ nghiêng về người đầu cơ nhiều hơn so với người đầu tư. Với những người theo trường phái đầu tư tối thiểu là trung hạn, trong ngắn hạn sẽ chưa có gì phải lo lắng. Nhưng còn đối với số người chuyên “nhảy ra nhảy vào” thì chuyện bị đứt tay do bắt dao rơi hay tự chui đầu vào một cái thòng lọng nào đó là hoàn toàn bình thường.

Vì sao cổ phiếu bất động sản?

Sau ngân hàng và chứng khoán, đến lượt sóng bất động sản. Cần chú ý rằng nếu độ tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng còn khá điềm đạm và có thể chấp nhận được thái độ mua đuổi, thì đến cổ phiếu chứng khoán đã bắt đầu cho thấy một cái gì đó thái quá, dù rằng mức phục hồi của nhóm cổ phiếu này vẫn chưa là gì so với độ hao hụt của chúng trong năm 2011. Song, tất cả những cổ phiếu chứng khoán nào đã tăng được 50-70% thì cũng có thể “down” đến ít ra 30% nếu thị trường đảo chiều đột ngột.

Nhưng như bài học của quý 3 năm 2009, nhóm cổ phiếu gây “tai tiếng” nhất trên sàn chứng khoán chính là cổ phiếu ngành bất động sản và một số cổ phiếu ăn theo ngành này như thép, vật liệu. Lần này cũng vậy, lại rộ lên hiện tượng nhóm ngành bất động sản và vật liệu xây dựng đồng loạt tăng trần trong cả tuần qua. Dĩ nhiên, các nhà đầu tư đều biết việc tăng này là có nguyên do sâu xa của nó. Đó là cơ chế “giải cứu bất động sản” đã được Ngân hàng nhà nước chính thức công khai hóa, mang lại điều được gọi là “lý do tồn tại cuối cùng” cho các doanh nghiệp bất động sản.

Song cũng trong thời gian này, trên các diễn đàn và báo chí đã bắt đầu thấp thoáng những lời cảnh báo về hậu quả mua đuổi cổ phiếu bất động sản. Trong hàng trăm mã cổ phiếu này, tất nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng sáng sủa. Thậm chí trái ngược khá mạnh, gần hết doanh nghiệp bất động sản đã rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”. Vậy vì sao nhà đầu tư lại ham hố lao theo?

Chỉ có thể giải thích động thái trên bằng tâm lý bầy đàn của đại đa số “khán giả”, sau khi đã được ‘đạo diễn” kích thích bởi những màn biểu diễn cụp lạc. Cũng phần lớn nhà đầu tư chỉ mua trong tâm trạng được chăng hay chớ mà không hề biết được thị trường sẽ được cho tăng trưởng đến vùng nào, càng không thể biết được nhóm cổ phiếu bất động sản sẽ được đánh lên đến mức giá nào.

Tuy thế, như tiền lệ đã có, nhóm cổ phiếu bất động sản có thể tăng với tỷ lệ phục hồi gấp đôi hoặc thậm chí hơn thế. Với mặt bằng còn khá thấp như hiện nay, cái đích gấp đôi đang kích thích lòng tham của nhà đầu tư nhỏ lẻ một cách dữ dội. Hơn nữa, chỉ số thị trường lại vừa vượt qua được một ngưỡng kháng cự quan trọng nên càng củng cố tâm lý nhà đầu tư.

Vẫn là bài học quá khứ

Một yếu tố khác làm cho nhà đầu tư hưng phấn hơn, có lẽ là nhận định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Gần đây nhất, sau khi tuyên bố đưa trần lãi suất huy động về 12%, ông Bình đã “hạ cố” giải thích thêm là chứng khoán sẽ tiếp tục tăng, dù không mạnh nhưng sẽ bền vững.

Cần lưu ý rằng nhận định trên về cách tăng của TTCK đã xảy ra lần đầu tiên ở người đứng đầu NHNN. Còn trước đó, vào đầu năm nay, Thống đốc đã chỉ nhận định chung nhất về đầu tư chứng khoán sẽ là kênh hấp dẫn nhất trong năm 2012 và thu hút các dòng tiền.

Nhưng cũng có một thái độ khác hơn của Thống đốc đối với TTCK khi ông khẳng định lĩnh vực này không cần được ưu tiên vốn tín dụng, đặc biệt là nếu dùng tín dụng dài hạn phục vụ cho đầu cơ ngắn hạn. Với cách nói đầy hàm ý như thế, có thể hiểu “ room” cho vay chứng khoán tại các ngân hàng sẽ không có chiều hướng được “xả van” như đối với bất động sản. Muốn tiếp tục tăng trưởng, chứng khoán chỉ có thể dựa vào dòng tiền tự có của nhà đầu tư. Còn muốn hơn nữa, chính các ngân hàng phải vào cuộc bằng vốn liếng của mình.

Một vài thay đổi về nhận thức và quan điểm về vận động của TTCK từ giới quan chức điều hành tính dụng đã cho thấy thị trường này sẽ khó bật mạnh trong thời gian tới, mà cụ thể là trong quý 2 năm nay. Cũng sẽ khó có khả năng chỉ trong mấy tháng tới, thị trường tái hiện kết quả tăng gấp hơn hai lần như đã từng đạt được vào năm phục hồi 2009.

Thay vào đó, thị trường nhiều khả năng sẽ “bò” từ từ và đầy kiên nhẫn, với những phiên dao động lên xuống không quá mạnh, thỉnh thoảng lại được điểm xuyết bởi một vài phiên tăng dựng ngược. Đó cũng là bối cảnh mà những nhóm cổ phiếu được đầu cơ sẽ trở nên vô cùng thịnh hành, kèm theo vô số rủi ro cho các nhà đầu tư ngây thơ, chưa từng biết đến những bài học xương máu của TTCK là gì.

Theo Việt Thắng

finfonet

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Năm 16, 2012 in Uncategorized

 

Nhãn: ,

Đầu cơ chứng khoán

Đầu cơ chứng khoán
Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm   giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu,  trái phiều, hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao. Ngược lại với đầu cơ là việc mua và nắm giữ các tài sản tài chính để tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất, hay còn gọi là đầu tư.Nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu sẽ có ba mặt lợi: Một là được chia cổ tức hàng năm (hàng quý…); hai là được hưởng giá trị cổ phần gia tăng do công ty hoạt động tốt có lợi nhuận và có tích lũy nội, đến một lúc nào đó công ty nhập quỹ tích lũy vào vốn điều lệ thì người đầu tư được tăng thêm số lượng cổ phần; ba là được hưởng lợi do chênh lệch giá mua bán cổ phiếu.Nhà đầu tư cổ phiếu khi tham gia tích cực mua đi bán lại cổ phiếu để kiếm lợi nhuận chênh lệch giá, lúc đó họ trở thành những người kinh doanh chứng khoán. Người kinh doanh chứng khoán ít quan tâm đến mặt lợi nhuận thứ nhất và thứ hai như đã đề cập. Người kinh doanh chứng khoán sẽ mua vào khi có dấu hiệu giá lên, sẽ bán ra khi có dấu hiệu giá cổ phiếu hạ. Do đó hoạt động của nhà kinh doanh chứng khoán gắn liền với hoạt động đầu cơ chứng khoán. Đầu cơ chứng khoán được công nhận thì thị trường chứng khoán mới hoạt động sôi nổi liên tuc.Nhìn chung thị trường chứng khoán (TTCK) phải chấp nhận đầu cơ. Nhưng có những hành động đầu cơ bị cấm. Những hành động đầu cơ bị cấm đó là:
  1. Tính chất: Là hành động nhằm tạo ra sức ép lớn về quan hệ cung cầu một loại chứng khoán nào đó trên thị trường dẫn đến hình thành một giá chứng khoán không giống với giá tồn tại bình thường, có lợi cho người đầu cơ, gây thiệt hại cho những người khác.
  2. Mục tiêu:  Tạo nên một giá giả tạo nhằm: tìm cách nâng giá lên rồi bán tống bán tháo số chứng khoán cho người mua; giữ giá ổn định ở một mức cao hơn giá thực tế của nó để bán (cao hơn giá trị thực tế của cổ phiếu); và tìm cách giảm giá xuống rồi mua chứng khoán về càng nhiều càng tốt.
  3. Các hành động đầu cơ, đầu cơ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có các loại chính sau đây: Bán giả, thu hút và hùn vốn.

Bán giả: Là những hành động có giao dịch mua bán chứng khoán nhưng không có việc chuyển giao sở hữu chứng khoán. Đó là hành động hai người đâu cơ bày ra những vụ giao dịch, họ đưa ra một giá khác biệt với chiều hướng diễn biến của thị trường mà cả hai đều chấp thuận nhưng không có việc thanh toán chứng khoán và tiền. Một loại hành động khác: một người đầu cơ đưa ra những lệnh phối hợp cho hai người môi giới, ông ta bán cổ phiếu cho người môi giới này, rồi mua lại chính loại cổ phiều đó thông qua người môi giới kia với giá không phù hợp với giá thị trường. Hoặc người  đầu cơ bán đi một số chứng khoán nhờ một người khác thân quen có thể tin tưởng được (thường là người trong gia đình hoặc bạn bè thường tin tưởng nhau hơn) đồng lõa mua lại toàn bộ số chứng khoán đó theo giá như các hành động bán ra trên. Mục đích của các hành động này là để kéo giá thị trường tới một mức giả tạo (không phù hợp với chiều hướng và quan hệ cung cầu bình thường trên thị trường) tạo ra cơ hội kiếm lời hoặc để tránh một mức lỗ.

Thu hútLà hành động để đưa hầu hết số cổ phiếu một loại nào đó đang lưu thông trên thị trường tập trung vào một hoặc một vài người, khiến cho thị trường khan hiếm, giá tăng. Khi giá đã lên tới đỉnh điểm, người đầu cơ cho rằng đó là mức lợi tối đa thì họ sẽ bán ra. Họ bán số cổ phiếu của mình và vay cổ phiếu của người khác để bán (bán khống). Thu hút là một hành động rất nguy hiểm đối với những người bán khống trước đó (người đầu cơ trước bằng cách thu hút), vì những người bán khống trước đó đã đến thời hạn cần mua để thanh toán.

Hùn vốn: Là hành vi liên kết tạm thời giữa hai hay nhiều người trong một vụ mua bán chứng khoán để cùng mua cho giá tăng lên, để cùng bán cho giá hạ. Khi giá đã tăng lên hoặc hạ xuống đến một điểm tối ưu, một người trong số đó mua vào hoặc bán hết ra. Sự hùn vốn nếu có người “tay trong” là những người đang giữ những vị trí quan trọng có thể tiếp cận hoặc những người nắm rõ thông tin nội bộ nhanh nhất và chính xác nhất để nhận và sử dụng thông tin đó cho nhóm hùn vốn thực hiện mua bán chứng khoán có lợi, thì sự hùn vốn này trở thành vi móc ngoặc. Nhưng tất cả các hành vi đầu cơ nói trên đều bị cấm. Hiện nay Nhà nước đang hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh vấn đề này một cách triệt để.

Sự ra đời của Luật Chứng khoán và Nghị định 14/2007/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán và một số văn bản dưới luật khác hướng dẫn hoạt động đầu tư chứng khoán là một bước tiến rất quan trọng để cho hoạt động đầu tư của mọi người, nhất là các nhà đầu tư nhỏ. Thực hiện tốt Luật Chứng khoán cũng là một bước củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước, từ đó thu hút được một nguồn vốn đầu tư tích lũy từ những con số tiết kiệm của người dân, khi họ đang còn tìm kiếm những “người chủ” có thể sử dụng một cách tốt nhất đồng tiền của minh nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ chính những đồng tiền tiết kiệm (đồng vốn nhàn rỗi) đó.

TVT Theo Bùi Nguyên Hoàn  (Saga)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Năm 16, 2012 in Uncategorized

 

Nhãn:

Phân biệt đầu cơ và đầu tư?

Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe giới đầu cơ cà phê, nhà đầu tư cà phê và chúng ta thường quy hai hình thức này là một tuy nhiên vẫn có sự khác nhau về cơ bản giữa hai hình thức này.

4740452919 3f5ab0e6cc Phân biệt đầu cơ và đầu tư

Đầu cơ

Là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để  “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại.

– Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá .

– Ở Việt Nam có rất nhiều nhà đầu cơ, nó lớn hơn nhiều lần số nhà đầu tư đích thực hiện có ,… những mặt hàng thường bị nhà đầu cơ áp dụng như Vàng, Sắt thép, cà phê, …

Đầu tư

Là sự hy sinh tiêu dùng của chủ thể ở hiện tại để mong thu lại lợi ích lớn hơn nhiều lần trong tương lai … đầu tư cần sự phân tích về đối tượng đầu tư và sự kỳ vọng vào sự phát triển của đối tượng được đầu tư…

Đầu tư thực sự thường có thời gian tương đối và dài , rất ít trong ngắn hạn…

Tóm lại hiểu đơn giản là:

Đầu cơ: Mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.

Đầu tư: Mua vào, bán ra kiếm lời chênh lệch bằng việc tạo giá trị thặng dư.

Nguồn tin: Giá Cà Phê

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Năm 14, 2012 in Uncategorized

 

Nhãn:

Đầu cơ là gì?

Ảnh của nhadauco.com

Đầu cơ là gì?

Đầu cơ (speculation) trong lĩnh vực tài chính là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếutrái phiếu, hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao. Ngược lại với đầu cơ là việc mua và nắm giữ các tài sản tài chính để tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất, hay còn gọi là đầu tư.

Hầu hết các nhà đầu cơ không chuyên nghiệp thường bị thua lỗ trong các vụ đầu cơ, trong khi những người kiếm được lợi nhuận dần dần trở thành những tay đầu cơ chuyên nghiệp. Trong lịch sử ngành tài chính, thi thoảng cũng xảy ra những vụ đầu cơ đáng kinh ngạc như vụ anh em nhà Hunt định thao túng thị trường bạc thế giới, vụ buôn tiền của George Soros, hay vụ Nick Leeson đã làm sụp đổ ngân hàng Barings Bank.

Lợi ích của hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro. Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực. Khi có hoạt động đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là “cầu ảo“. Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa. Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi là “bong bóng kinh tế“, một khi trái bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ trên thị trường này có thể gặp những tổn thất vô cùng nặng nề.

Tổng hợp từ Saga

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Năm 13, 2012 in Uncategorized

 

Nhãn: